Các điểm mỏ đưa ra đấu giá đều chưa có kết quả thăm dò, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo gần 4,2 triệu m³, tổng diện tích hơn 75 ha; giá khởi điểm được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền với tổng giá trị gần 15 tỷ đồng.
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn được đẩy nhanh trong quý II/2025 như cao tốc Bắc - Nam, Sân bay Long Thành, đường Vành đai 4, các dự án ven đô thị... giúp lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng (VLXD) sôi động trở lại.
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xanh hướng tới Netzero vào 2050, tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng đến tăng trưởng 2 con số những năm tiếp theo. Trong đó, công nghiệp xanh tiếp tục được xác định là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Luật Địa chất và khoáng sản 2024 tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động địa chất, khoáng sản. Tuy nhiên, sau khi được ban hành, xuất hiện những yêu cầu mới, cần phải tháo gỡ những khó khăn đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
Trước tình hình khan hiếm cát xây dựng và giá cát tăng cao, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất UBND thành phố đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho phép thành phố được khoanh định 3 khu vực mỏ trên sông Vu Gia, Thu Bồn để nhanh chóng đưa vào khai thác nhằm kịp thời cung ứng và bình ổn giá cát xây dựng cho thị trường.
Đơn vị tổ chức quyết định tạm dừng đấu giá 18 mỏ khoáng sản trên địa bàn Quảng Ngãi để chủ tài sản kiện toàn tổ chấm hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác.
Việt Nam cần phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Đồng thời, cần loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường
Từ công trình công nghiệp đến nhà dân, vật liệu xây không nung đang chứng minh ưu thế vượt trội về chi phí và thân thiện môi trường. Nhưng để trở thành vật liệu chủ lực, cần sự đồng bộ từ chính sách đến thay đổi thói quen tiêu dùng.
Sáng nay (9/7), tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.