Từ công trình công nghiệp đến nhà dân, vật liệu xây không nung đang chứng minh ưu thế vượt trội về chi phí và thân thiện môi trường. Nhưng để trở thành vật liệu chủ lực, cần sự đồng bộ từ chính sách đến thay đổi thói quen tiêu dùng.
Sáng nay (9/7), tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới”. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Nguyễn Văn Sinh chủ trì Hội nghị.
Thỏa thuận thuế song phương đã giúp Việt Nam nổi bật như một trong số ít quốc gia châu Á - và duy nhất trong ASEAN - giữ được mức thuế thấp hơn mặt bằng chung từ thị trường Mỹ. Điều này không chỉ mang lại lợi thế giá cả trước mắt mà còn mở ra cơ hội chiến lược dài hạn trong việc tái định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng gạch ốp lát toàn cầu.
Nhiều nhà thầu tại Đà Nẵng phản ánh phải mua đá xây dựng qua trung gian với giá cao, Sở Xây dựng yêu cầu làm rõ và sẽ xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Theo Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm 2025, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) có nhiều tín hiệu tích cực khi sản lượng và tiêu thụ đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá cát, đá, sỏi và các loại vật liệu san nền tiếp tục “leo thang”...
Giá một số loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san lấp, đắp nền đường... tăng cao bất thường, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng gửi tới các Bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh việc này.
Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.
6 tháng đầu năm 2025, ngành Xây dựng có mức tăng trưởng 9,62%, là mức tăng cao nhất khu vực công nghiệp và xây dựng, so với cùng kỳ 5 năm, giai đoạn 2011-2025, đóng góp 0,63% tăng trưởng khu vực.
Giá cát xây dựng đang tăng mạnh tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Nhiều nơi ghi nhận mức giá vượt 1 triệu đồng/m³, đẩy chi phí xây dựng tăng vọt, ảnh hưởng đến tiến độ nhiều công trình dân dụng và hạ tầng.