• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Không tăng giá: Xi măng tự đẩy mình vào “cửa tử”

Tin tức - Sự kiện 05:52 - 10/01/2021
Trong khi giá thép tăng kỷ lục trong những tuần vừa qua, giá than cũng “nhảy múa” tăng theo, giá điện về cơ bản cũng tăng lên (đối với sản xuất) thì ngành Xi măng vẫn chưa tăng giá. Việc không tăng giá bán rất có thể khiến doanh nghiệp Xi măng tự đẩy mình vào “cửa tử”. Tuy nhiên, tăng giá như thế nào lại là bước đi cần tính toán thận trọng.

Giá thép trong những tuần qua đã liên tục tăng lên, đặc biệt là thép cho xây dựng như thép ống, thép cây đã tăng khoảng 25% so với thời điểm quý III/2020.  Cuối năm, một số doanh nghiệp xây dựng trong nước còn gặp tình trạng thiếu hụt nhiều loại thép, như thép có đường kính 16mm, 25mm, tác động trực tiếp đến kế hoạch, tiến độ của nhà thầu. Tuy nhiên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, việc giá thép tăng là do nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

VSA cho hay, có nhiều yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước. Đơn cử như trong tháng 11/2020, giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 700 - 900 đồng/kg, giữ mức 7.600 đến 7.800 đồng/kg; Giá thép phế nhập khẩu tăng 37 USD/tấn giữ mức 350 USD/tấn cuối tháng 11/2020.

Giá phôi thép cũng tăng mức 44 USD/tấn giữ mức 494~496 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg, giữ giá ở mức 11.400 đến 11.600 đồng/kg.

Việc tăng giá thép ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá xây dựng của các công trình nhưng đối với ngành Thép lại là một năm tăng trưởng ngoài dự báo.

Trong khi ngành Thép hưởng lợi từ tăng giá thì ngành Xi măng lại có xu hướng ngược lại. Chịu nhiều áp lực từ nguyên, nhiên liệu cho sản xuất nhưng ngành Xi măng vẫn chưa điều chỉnh tăng giá bán.

Tại thị trường Việt Nam, giá than cho sản xuất xi măng và các nhà máy nhiệt điện đã tăng khoảng 20% trong năm 2020. Việc tăng giá này đẩy ngành Xi măng và ngành điện lâm vào thế khó. Tuy nhiên, so với cái khó của ngành điện thì thế khó ngành Xi măng còn tăng lên gấp bội phần bởi điện và than là nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng. Theo tính toán của các nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam, trung bình than chiếm khoảng 30% cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng. Giá than tăng 20% khiến các nhà máy “trầy trật” tìm kiếm lợi nhuận do không tăng giá bán.

Ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết: “Sở dĩ than tăng giá mạnh là do Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhiệt điện, mua hết than của các quốc gia đang xuất khẩu than như Ấn Độ, Indonesia, Canada, Mỹ làm giá than tăng mạnh và nguồn cung cho các quốc gia khác suy yếu. Trong khi nguồn than cho sản xuất xi măng là than nhập khẩu nên giá than cho sản xuất xi măng đã tăng nhanh, lên đến 20%.”

Được biết, giá than nhiệt kỳ hạn giao sau trên sàn giao dịch Trịnh Châu (Zhengzhou) đã tăng gần 12% trong tháng 12/2020, mạnh nhất kể từ tháng 1/2018. Tuần trước, giá đã đạt 730 CNY (111,77 USD)/tấn. Sau đó giá đã hạ nhiệt chút ít, xuống 663,8 CNY/tấn vào ngày 30/12.

Chỉ số giá than tại Vịnh Bột Hải – gồm tổng hợp giá than tại các cảng lớn ở phía Bắc Trung Quốc, được dùng tham chiếu cho toàn quốc – ngày 30/12 đạt mức cao nhất trong vòng ít nhất 2 năm trở lại đây, là 585 CNY/tấn.

Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nguồn nguyên liệu than trong nước nhưng sao phải nhập khẩu? Câu trả lời là than dùng cho sản xuất điện là than Cám 4, Cám 5 có giá thấp hơn nhiều so với than Cám 2, Cám 3 được khai thác trong nước. Chính vì thế, than vẫn vừa xuất vừa nhập do nhu cầu của mỗi ngành sản xuất khác nhau.

Không chỉ nhiên liệu cấu thành sản xuất tăng giá, mà nhiên liệu đầu vào như đá vôi đang dần cạn kiệt cũng đang gây không ít khó khăn đối với ngành sản xuất xi măng. Trung bình, sản xuất 1 tấn xi măng cần đến 1,1 tấn đá vôi. Chi phí vận chuyển đá vôi sẽ tăng lên đáng kể nếu địa điểm khai thác cách xa nhà máy hoặc khai thác dưới lòng đất thay vì khai thác lộ thiên.

Mặc dù chịu nhiều sức ép nhưng đến thời điểm này, xi măng vẫn đang gồng mình “chống chọi”. Tuy nhiên, nếu không tăng giá bán, ngành Xi măng sẽ tự đẩy mình vào “cửa tử”. Được biết, Trung Quốc - thị trường xuất khẩu xi măng đạt mức tăng trưởng “đột biến” của Việt Nam (tăng 49% trong 9 tháng đầu năm 2020) đã bất ngờ giảm giá nhập khẩu cliker khiến Việt Nam mất đi một cơ hội cho thị trường mới nổi này.

tapchivatlieuxaydung.vn
Tin tức liên quan :
  • Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng 10:50 - 12/07/2025
  • Khu công nghiệp Xanh: Muốn đạt NetZezo, các nhà máy phải “ăn chất thải” của nhau 10:34 - 12/07/2025
  • Gỡ nút thắt cho khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng các cơ chế đặc thù 10:28 - 12/07/2025
  • Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn? 03:10 - 11/07/2025
  • Đà Nẵng đề xuất phương án bình ổn nguồn cung cát sỏi 03:03 - 11/07/2025
  • Vì sao Quảng Ngãi tạm dừng đấu giá 18 mỏ khoáng sản? 02:53 - 11/07/2025
  • Cần loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu 05:10 - 10/07/2025
  • Vật liệu xây không nung vì sao chưa phổ biến? 09:42 - 10/07/2025
  • Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển VLXD trong giai đoạn mới” 03:26 - 09/07/2025
  • Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Cơ hội bứt phá cho ngành gạch ốp lát Việt Nam trước ASEAN 11:52 - 09/07/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6116303

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang