• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Cuộc chuyển mình của nhựa Pha Lê trong khai thác và chế biến sâu khoáng sản

Công nghệ 02:20 - 16/07/2020
Nằm trong khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhà máy gạch nhựa SPC của Công ty cổ phần Hoàng Gia Pha Lê khiến không ít người ngỡ ngàng khi không bụi, không tiếng máy chạy ầm ì, chỉ có những cánh tay rô bốt nhấc lên, đặt xuống các tấm gạch nhựa nhịp nhàng.

Bột đá CaCO3, nhựa PVC và các chất phụ gia được đưa vào máy theo công thức phối trộn nhất định, qua máy đùn cho ra các tấm nhựa. Qua một hệ thống máy khác được ép lớp vân gỗ và tráng phủ bằng sơn UV, cắt theo kích thước đã được ấn định. Các tấm gạch nhựa được chuyển qua máy dập hèm khóa, sau đó chuyển qua lớp bồi đế cao su, hoàn chỉnh quy trình tạo ra 5 lớp.

Gạch nhựa hèm khóa SPC (Stone Plastics Composite) là vật liệu xây dựng mới xuất hiện trên thị trường thế giới trong khoảng 2 năm gần đây với lớp lõi gồm bột đá CaCO3 và nhựa PVC. Với những đặc tính như khả năng chống nước, không co ngót vật liệu khi thay đổi nhiệt độ, mối mọt, duy trì độ ổn định của bề mặt sàn,… SPC đang trở thành xu hướng được ưa chuộng trong xây dựng. Tại thị trường Mỹ, mới xuất hiện trong 2 năm, loại vật liệu này đã chiếm tới 50% thị phần ván sàn, đạt tốc độ tăng trưởng vượt ngoài dự kiến của các nhà phân phối vật liệu.

 
Cuộc chuyển mình của nhựa Pha Lê trong khai thác và chế biến sâu khoáng sản - Ảnh 1.
 

Bột đá CaCO3 sử dụng trong sản xuất gạch SPC đạt giá trị gấp 5 lần so với sản xuất hạt nhựa

Hoàng Gia Pha Lê là mối duyên kết hợp giữa Công ty cổ phần Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha lê (mã chứng khoán PLP) và Công ty cổ phần Sản xuất và Đầu tư Hoàng Gia, nhà sản xuất gạch lớn thứ 2 tại Việt Nam. Pha Lê hiện sở hữu mỏ đá CaCO3 tại Nghệ An với trữ lượng hơn 5 triệu m3, có tính chất trắng sáng thuộc nhóm chất lượng hàng đầu.

Từ xuất khẩu nguyên liệu khai thác trực tiếp từ mỏ đá. Năm 2014, Pha Lê tiến thêm một bước bằng việc đầu tư dây chuyền sản xuất hạt phụ gia CACO3 (Filler Masterbatch). Đá được nghiền thành bột, ép thành hạt nhựa, chủ yếu xuất khẩu, phục vụ cho ngành sản xuất bao bì & ép khuôn, xuất khẩu sang 39 nước. Dù vậy, Công ty vẫn muốn gia tăng thêm giá trị thặng dư cho sản phẩm, sử dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Từ năm 2018, Pha Lê dành 3% doanh thu hàng năm đầu tư cho R&D, hợp tác với các giáo sư tiến sỹ đầu ngành của Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu sâu các ứng dụng của CaCO3.

Pha Lê chọn gạch nhựa SPC trong rất nhiều các ứng dụng của CaC03, bên cạnh lợi thế về việc sở hữu nguồn nguyên liệu chủ lực của sản phẩm, làm chủ công thức phối trộn để tự tin sản phẩm có lớp lõi đạt chất lượng hàng đầu, đạt phẩm cấp thế giới, còn có hệ thống phân phối gần 300 đại lý và hơn 3000 cửa hàng bán lẻ rộng khắp toàn quốc, của Hoàng Gia. Tập đoàn này còn có thế mạnh xuất khẩu gạch bông sang Mỹ, châu Âu và Đông Bắc Á, chiếm tỷ trọng tới 70% sản lượng.

Với tỷ lệ kiểm soát của mỗi bên trong liên doanh là 50%, cả Pha Lê và Hoàng Gia đều chia sẻ một khát vọng lớn: đó là đưa gạch nhựa SPC made in Vietnam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hoàng Gia Pha Lê sẽ tổ chức thị trường và thương hiệu ở quy mô lớn, thâm nhập khu vực kinh tế tập trung lớn nhất thế giới là thị trường Mỹ với dự kiến xuất khẩu tới 90% sản phẩm.

Bên cạnh lớp cốt ổn định cho phép liên doanh tự tin bảo hành sản phẩm toàn cầu tới 12 năm, Hoàng Gia Pha Lê đã quyết định chơi lớn: Mua bản quyền công nghệ hèm khóa của hãng Unilin thuộc tập đoàn Mohawk (Mỹ), một trong những nhà sản xuất vật liệu xây dựng lớn nhất Mỹ. Công nghệ này cho phép việc thi công sàn trở lên đơn giản và dễ dàng, lắp ráp và tháo dỡ bằng tay, không tốn chi phí thi công như các loại vật liệu lát sàn khác.

Cuộc chuyển mình của nhựa Pha Lê trong khai thác và chế biến sâu khoáng sản - Ảnh 2.

Các công đoạn sản xuất gạch được tự động hoá hoàn toàn

"Mỹ là nơi có chi phí nhân công xây lắp cao nhất thế giới. Trong khi đó, người dân có thói quen thay đổi nội thất nhà mỗi khi thay đổi khách thuê cũng như văn hóa tự tay làm mới ngôi nhà mình ở. Bởi vậy, sức tiêu dùng vật liệu tại thị trường Mỹ thường đứng đầu thế giới", ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch Hoàng Gia cho biết.

Sau gần 9 tháng triển khai đầu tư, nhà máy gạch SPC với công suất 8,7 triệu m2/năm đã chính thức vận hành. Hoàng Gia Pha Lê đã lấy các chứng nhận GreenGuard Gold (sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường), để đủ điều kiện xuất khẩu vào Mỹ. Cuối tháng 6 vừa qua, Công ty đã xuất những lô hàng đầu tiên sang Mỹ, theo kế hoạch vào tháng 8, sản phẩm sẽ có mặt trên các kệ hàng.

Hoàng Gia và Pha Lê cũng đã thực hiện M&A 2 doanh nghiệp phân phối vật liệu tại Mỹ để sẵn sàng cho việc thành lập các cứ điểm bán hàng tại đây.

Lãnh đạo Công ty chia sẻ, Hoàng Gia Pha Lê sẽ M&A thêm 2 công ty phân phối nữa của Mỹ. Ngay khi nhà máy số 1 đi vào vận hành tối đa công suất, nhà máy số 2 tại Hải Phòng với 15 dây chuyền, công suất lớn hơn sẽ được khởi công tại Khu công nghiệp Minh Phương – Hải Phòng .

cafef.vn
Tin tức liên quan :
  • Sự thay đổi về VLXD ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 (P1) 02:49 - 21/01/2021
  • Giải pháp kỹ thuật chống nứt tường xây bằng gạch không nung 03:28 - 14/01/2021
  • MÁY SẢN XUẤT GẠCH TERRAZZO CÔNG NGHỆ MÂM XOAY HỒ HOÀN CẦU 02:44 - 11/01/2021
  • Công Nghệ Sản Xuất Gạch Không Nung Có lỗ 02:22 - 24/12/2020
  • Phát triển vật liệu xây dựng bền vững: Khoa học công nghệ phải đi trước 09:32 - 11/12/2020
  • Công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng 09:07 - 11/12/2020
  • Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu 09:25 - 26/11/2020
  • Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất vật liệu xây dựng 09:13 - 26/11/2020
  • Hóa chất Nano chống cháy cho vật liệu xây dựng ngày càng được ưa chuộng 09:01 - 26/11/2020
  • Công nghệ bê tông ứng suất trước bán tiền chế: Hướng đi tất yếu trong xây dựng 04:39 - 05/11/2020

Thông báo

  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO VỚI CHỦ ĐỀ: “CÔNG NGHỆ & VẬT LIỆU ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG THỜI KỲ HẬU COVID-19”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾT QUẢ TỔ CHỨC HỘI THẢO VỚI CHỦ ĐỀ: “CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG THỜI KỲ HẬU COVID-19”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM V/V TỔ CHỨC HỘI THẢO VỚI CHỦ ĐỀ: “CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG THỜI KỲ HẬU COVID-19”
  • Lịch tổ chức Triển lãm quốc tế Xây dựng VietBuild năm 2020
  • HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG: DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG - BMF2019

Video Clip

Dây chuyền sản xuất gạch không nung Model Prima-U

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 3081060

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang