• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Sinh viên Việt làm nhà in 3D giá 50 triệu đồng

Công nghệ 04:46 - 16/08/2022
Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM sử dụng công nghệ in 3D tạo ra ngôi nhà rộng 27 m2 với thời gian 30 giờ in.
Ngôi nhà xây bằng máy in 3D

Ngôi nhà xây bằng máy in 3D nằm trong Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, số 484 Lê Văn Việt, TP Thủ Đức do bốn sinh viên Lê Anh Kiệt, Đỗ Hoàng Khanh, Đỗ Phước Bảo Long, Nguyễn Đoàn Đăng Khoa (ngành cơ điện tử, Khoa chất lượng cao) thiết kế và xây dựng từ đầu tháng 3. Sau hai tháng, ngôi nhà hoàn thành với diện tích 27 m2, gồm: phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh. Nhà có chiều cao 3 m, tường 2 m.

 

Máy in 3D dùng cho thi công ngôi nhà


Máy in 3D dùng cho thi công ngôi nhà do nhóm tự phát triển hai năm trước. Máy có ba bộ phân chính: hệ khung đỡ, đầu in và tủ điều khiển. Nhóm thiết kế ngôi nhà trên máy tính, sau đó thi công phần móng và đưa máy vào in tường theo lập trình.

 

Vữa làm nhà được nhóm sử dụng các vật liệu như xây một ngôi nhà thông thường như cát (kích thước khoảng 2 mm), xi măng, nước. Ngoài ra vữa còn được thêm bột thạch cao, các phụ gia... Các nguyên liệu này được nhóm tính toán, phối trộn cho tỷ lệ tốt nhất để khi đổ lên khuôn cấp cho đầu in ra vật liệu đảm bảo các yếu tố chịu lực cho kết cấu ngôi nhà, vữa sau in có độ chắc, không quá khô hay quá nhão.

 

Đầu in 3D hoạt động theo lập trình của máy tính. Ngôi nhà hoàn thành sau khoảng hơn 30 giờ in.

 

Lê Anh Kiệt, trưởng nhóm cho biết, hiện công nghệ in 3D ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng việc tạo ra một ngôi nhà thật từ công nghệ này chưa nhiều ở Việt Nam.

 

Nhóm nghiên cứu công nghệ nhà từ in 3D để tận dụng ưu thế thời gian thi công nhanh, giảm nhân công, chi phí hợp lý nhưng cũng có một ngôi nhà với kết cấu chắc chắn, có thể sử dụng để sinh hoạt. "Chi phí xây dựng ngôi nhà khoảng hơn 50 triệu đồng", Khoa cho biết.

 

Tủ điều khiển do nhóm phát triển được coi là "đầu não" cho toàn bộ quá trình in 3D.

 

Tường ngôi nhà được in 3D theo nguyên tắc xếp chồng từng lớp vữa với độ dày mỗi lớp 2 cm, độ dày vách tường 20 cm. Bên trong vách tường có độ rỗng nhằm giảm chi phí vật liệu, cách nhiệt nhưng vẫn đảm bảo yếu tố chịu lực.

 

Độ cao của tường được xếp từ 120 lớp vữa in, thời gian in mỗi lớp từ 10 - 20 phút.
 

 

Nhóm sinh viên thực hiện


Các thành viên nhóm mong muốn, ngôi nhà in 3D dành được sự quan tâm của doanh nghiệp để có thể ứng dụng vào mô hình homestay phục vụ du lịch.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, hiện một số quốc gia như Saudi Arabia, Mỹ... đã ứng dụng in 3D để xây nhà. Nhóm sinh viên đã có sự đầu tư nghiên cứu về cách sử dụng vật liệu để tạo ra ngôi nhà với kết cấu vững chắc, tuổi thọ như ngôi nhà truyền thống. Không chỉ in nhà, công nghệ 3D có thể làm cầu, hay các đồ vật trang trí như tượng, phù điêu... tại các khu vui chơi giải trí.

 

"Công nghệ in 3D chưa phổ biến nên trong nước hiện chưa có quy chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng để đánh giá về kết cấu chịu lực, độ bền...", ông Thịnh nói và cho biết nhiều quốc gia cũng chưa xây dựng quy chuẩn cho in 3D. "Chỉ khi công nghệ này phổ biến, cơ quan chức năng mới có thể xem xét xây dựng quy chuẩn cho lĩnh vực này".

vnexpress.net
Tin tức liên quan :
  • Phát điện từ nhiệt khí thải, bước đột phá giúp nhà máy xi măng tiết kiệm 80 tỷ mỗi năm 03:36 - 20/05/2025
  • Tro xỉ, từ chất thải độc hại đến vật liệu xây dựng 09:59 - 17/05/2025
  • Dây chuyền nghiền đá 350 tấn/giờ – Giải pháp tối ưu cho các dự án xây dựng quy mô lớn 05:39 - 16/05/2025
  • Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu? 09:20 - 10/05/2025
  • Truy vết khai thác khoáng sản bằng công nghệ "mắt thần" trên sông nước 08:45 - 03/05/2025
  • Ra mắt giải pháp chống thấm thế hệ mới Contech Việt Nam 2025 10:36 - 02/05/2025
  • Máy Nghiền Đá Công Nghệ Mới – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Ngành Xây Dựng 03:16 - 25/04/2025
  • Giải pháp cầu cạn ngày càng trở nên khả thi tại Việt Nam 09:05 - 13/04/2025
  • Hội thảo khoa học: “Giải pháp cầu cạn cho hạ tầng giao thông khu vực phía Nam” 09:33 - 10/04/2025
  • Công nghệ đồng xử lý chất thải rác sinh hoạt và chất thải nguy hại trong lò nung xi măng 11:56 - 23/03/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6099519

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang