• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

PHÂN LOẠI ĐẶC TÍNH CHÁY CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM Ngày 08/11/2022 11:45

Tin tức - Sự kiện 11:59 - 08/11/2022
Hiện nay, tất cả các công trình xây dựng để được nghiệm thu đưa vào sử dụng đều phải được kiểm tra an toàn cháy và các hồ sơ về vật liệu sử dụng cần phải đảm bảo tính an toàn cháy. Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng (VLXD) được đặc trưng bằng tính nguy hiểm cháy.

Chưa có ảnh

Tính nguy hiểm cháy của VLXD được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy sau: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng tạo khói và chất độc. Trong QCVN 06:2021/BXD đã đưa ra các quy định cụ thể để phân loại tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng tạo khói và chất độc cùng với các phương pháp thử để xác định các tính chất đó, cụ thể như sau:

- Theo tính cháy, vật liệu được phân loại thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy. VLXD cháy được phân làm 4 nhóm: CH1 (cháy yếu), CH2 (cháy vừa phải), CH3 (cháy mạnh vừa), CH4 (cháy mạnh). Vật liệu khi thử nghiệm theo ISO 1182, được xếp vào nhóm vật liệu cháy yếu khi thỏa mãn cả 3 thông số sau:

+ Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 500C;

+ Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50%;

+ Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20s.

Tính cháy của vật liệu được xác định theo tiêu chuẩn ISO 1182  hoặc các tiêu chuẩn tương đương, các thông số để phân loại tính cháy được nêu trong Bảng 1:

Bảng 1: Phân loại vật liệu cháy theo tính cháy

- Theo tính bắt cháy, vật liệu được phân thành 3 nhóm: BC1 (khó bắt cháy), BC2 (bắt cháy vừa phải), BC3 (dễ bắt cháy). Tính bắt cháy của vật liệu được xác định theo tiêu chuẩn ISO 5657 hoặc các tương chuẩn tương đương, các thông số để phân loại tính cháy được nêu trong Bảng 2. Vật liệu khó bắt cháy phải có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn không dưới 35 kW/m2.

Bảng 2: Phân loại vật liệu cháy theo tính bắt cháy

- Theo tính lan truyền, vật liệu được phân loại thanh 4 nhóm:  LT1 (không lan truyền), LT2 (lan truyền yếu), LT3 (lan truyền vừa phải), LT4 (lan truyền mạnh). Các thông số thử nghiệm được xác định theo ISO 9239-2 hoặc các tiêu chuẩn tương đương, các mức quy định để phân loại được nêu trong Bảng 3. Vật liệu không lan truyền phải có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn không nhỏ hơn 11 kW/m2.

Bảng 3 - Phân nhóm vật liệu cháy theo tính lan truyền lửa trên bề mặt

- Theo khả năng sinh khói, vật liệu cháy được phân loại thành 3 nhóm: SK1 (khả năng sinh khói thấp), SK2 (khả năng sinh khói vừa phải), SK3 (khả năng sinh khói cao). Theo khả năng sinh khói, vật liệu được phân thành 3 nhóm ứng với các thông số thử nghiệm được quy định tại Bảng 4. Các thông số này được xác định theo ISO 5660-2 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Bảng 4 - Phân nhóm vật liệu cháy theo khả năng sinh khói

- Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm: ĐT1 (độc tính thấp), ĐT2 (độc tính vừa phải), ĐT3 (độc tính cao), ĐT4 (độc tính đặc biệt cao). Vật liệu được phân thành 4 nhóm ứng với chỉ số độc tính HCL50 của sản phẩm cháy như quy định tại Bảng 5. Tiêu chuẩn để xác định các thông số này theo ISO 13344 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Bảng 5 - Phân nhóm vật liệu cháy theo độc tính

Các công trình xây dựng đều sử dụng một hoặc một số vật liệu xây dựng có khả năng bắt cháy như: gỗ nhân tạo, ván sàn, thảm trải sàn, tấm nhựa ốp tường, đá nhân tạo, nhựa, trần thạch cao, cao su …. Tùy thuộc vào nguyên liệu sử dụng ban đầu, hàm lượng chất chậm cháy sử dụng cũng như cấp phối chế tạo mà các sản phẩm vật liệu xây dựng có các khả năng chịu cháy khác nhau. Về tính cháy, các vật liệu khi sử dụng trong công trình xây dựng cần phải đáp ứng các mức yêu cầu theo từng hạng mục sử dụng, các mức yêu cầu này được quy định =cụ thể trong QCVN 06:2021/BXD.

Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thí nghiệm, kiểm định chất lượng của các sản phẩm VLXD tại Việt Nam. VIBM có các phòng thí nghiệm: Vilas 003, Vilas 500, LAS XD 1133, LAS XD 165, LAS XD 1568. Trong đó, phòng thí nghiệm LAS XD 1133 thực hiện đầy đủ các phép thử đánh giá chất lượng các sản phẩm: tấm trần thạch cao, thảm trải sàn, ván sàn, gỗ nhân tạo, chất dẻo, cao su, đá nhân tạo, tấm ốp tường, xốp, cao su non,… Hiện nay, phòng thử nghiệm LAS XD 1133 đang thực hiện đánh giá chất lượng các sản phẩm VLXD theo hệ thống tiêu chuẩn TCVN, ASTM, ISO, BS EN, JIS… và các quy chuẩn quốc gia như QCVN 06:2021/BXD và QCVN 16:2019/BXD,…

Trong nhiều năm qua, phòng thử nghiệm LAS XD 1133 đã thử nghiệm kiểm tra tính chất cháy của vật liệu theo ISO 1182, khả năng bắt cháy theo ISO 11925-2 và một số tiêu chuẩn khác.  Hiện nay phòng thí nghiệm đã có đầy đủ các thiết bị đáp ứng được các phương pháp  thử cháy quy định trong QCVN 06:2021/BXD như: thử tính cháy của vật liệu theo ISO 1182, TCVN 15696:2020,… Thử khả năng bắt cháy của vật liệu theo ISO 5657, ISO 11925-2, BS 476 phần 13,… Thử tính cháy lan của vật liệu theo ISO 9239-2,… và một số các phép thử cháy khác đáp ứng theo UL 94, ISO 9772, ISO 9239-1, NFPA 253, ASTM E648, ASTM E970,…



vibm.vn
Tin tức liên quan :
  • Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch đấu giá 18 mỏ khoáng sản 10:57 - 14/07/2025
  • Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng 10:50 - 12/07/2025
  • Khu công nghiệp Xanh: Muốn đạt NetZezo, các nhà máy phải “ăn chất thải” của nhau 10:34 - 12/07/2025
  • Gỡ nút thắt cho khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng các cơ chế đặc thù 10:28 - 12/07/2025
  • Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn? 03:10 - 11/07/2025
  • Đà Nẵng đề xuất phương án bình ổn nguồn cung cát sỏi 03:03 - 11/07/2025
  • Vì sao Quảng Ngãi tạm dừng đấu giá 18 mỏ khoáng sản? 02:53 - 11/07/2025
  • Cần loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu 05:10 - 10/07/2025
  • Vật liệu xây không nung vì sao chưa phổ biến? 09:42 - 10/07/2025
  • Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển VLXD trong giai đoạn mới” 03:26 - 09/07/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6119489

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang