• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Gỡ rào cản thị trường vật liệu xanh

Tin tức - Sự kiện 08:55 - 04/07/2025
Vật liệu xây dựng xanh mang đến nhiều lợi ích bền vững, song việc phát triển thị trường này đang còn nhiều rào cản. Hiện chưa có bộ tiêu chuẩn công trình xanh mang tính bắt buộc; quy chuẩn kỹ thuật thiếu đồng bộ, cản trở tiến trình thương mại hóa.

Xanh hóa từ nhận thức

Là thương hiệu tiên phong phát triển vật liệu nhẹ, vật liệu xanh, Saint-Gobain Việt Nam đã không ngừng đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển các sản phẩm vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Vật liệu xanh đang dần được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.

Ông Nguyễn Trường Hải, Tổng giám đốc Saint-Gobain Việt Nam cho biết, nhiều sản phẩm giảm phát thải điển hình của Saint-Gobain như tấm xi măng xanh DURAflex, tấm thạch cao Vĩnh Tường-gyproc, bông khoáng đá Isover Saint-Gobain…

"Đầu năm 2025, tấm xi măng xanh DURAflex đã đạt nhãn Low Carbon. Đây là sản phẩm được phát triển theo tiêu chí quốc tế nghiêm ngặt, yêu cầu giảm ít nhất 20% dấu chân carbon so với tấm xi măng thông thường", ông Hải cho biết, cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Saint-Gobain không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, mà còn khẳng định sứ mệnh tạo ra các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.

Ông Nguyễn Tiến Thịnh, đại diện Công ty CP Sản xuất vật liệu cách âm - cách nhiệt Cát Tường cho biết, công ty đặt mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm.

Thời gian qua, các sản phẩm cách âm - cách nhiệt của công ty đã được cấp các chứng nhận quốc tế và địa phương về chất lượng môi trường như Chứng nhận phát thải hợp chất hữu cơ bay hơi thấp (Low VOC) của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC); Chứng nhận ISO 14001: 2015; Chứng nhận ISO 9001: 2015...

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tonmat (Tonmat Group) cũng thông tin, thời gian qua, Tonmat Group luôn chú trọng vào nghiên cứu, áp dụng khoa học - công nghệ để tạo ra các sản phẩm cách nhiệt theo hướng xanh, bền vững.

"Các tấm cách nhiệt của Tonmat Group chỉ dày khoảng 2cm, nhưng có khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt tương đương với tường gạch dày 60cm thông thường. Từ đó, có thể giảm được 30 - 40% năng lượng trong quá trình vận hành công trình", ông Sơn chia sẻ.

Vẫn còn nhiều rào cản

TS Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nhận định, việc phát triển vật liệu xây dựng xanh ở Việt Nam gặp khó khăn nhất là vấn đề tiêu thụ trong nước; giá thành cao và nhận thức người tiêu dùng còn hạn chế...

Việc xây dựng tiêu chí sản phẩm vật liệu xanh là hết sức cần thiết.

Ông Phạm Huy Cường, Giám đốc khu vực miền Bắc của Sika Việt Nam cho rằng, ban đầu chi phí sử dụng vật liệu xây dựng xanh sẽ tăng cao so với vật liệu truyền thống. Nhưng nếu nhìn tổng thể về sự phát triển bền vững, chi phí vận hành công trình thì vật liệu xây dựng xanh sẽ hiệu quả hơn nhiều.

"Để phát triển cần thời gian dài, bởi không phải ngay lập tức mà khách hàng chấp nhận loại vật liệu này với chi phí cao hơn so với vật liệu truyền thống", ông Cường nhấn mạnh.

Bà Võ Thái Xuân Thủy, đại diện Công ty CP Xi măng FiCO Tây Ninh cho biết, hiện chưa có bộ tiêu chuẩn công trình xanh mang tính bắt buộc, khiến việc áp dụng chủ yếu mang tính tự nguyện. Quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, cản trở tiến trình thương mại hóa.

Bên cạnh đó, phát triển vật liệu xây dựng xanh cần nguồn lực lớn cho nghiên cứu, thử nghiệm và đầu tư dây chuyền. Trong khi cơ chế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và chính sách của Nhà nước vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Cần xây dựng tiêu chí riêng

Theo TS Thái Duy Sâm, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của vật liệu xây dựng xanh, nhưng việc thiếu các tiêu chuẩn là yếu tố cản trở. Để thúc đẩy, ngoài việc doanh nghiệp cần đầu tư vào việc cải tiến thiết bị và công nghệ hiện đại, việc nâng cao nhận thức của thị trường, hoàn thiện khung pháp lý là rất cần thiết.

Ông Lê Văn Kế, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ, dây chuyền để phát triển sản phẩm xanh. Tuy nhiên, do chưa có bộ tiêu chí sản phẩm xanh nên doanh nghiệp phải sử dụng bộ tiêu chí của các tổ chức nước ngoài, dẫn đến chi phí đắt.

Tại Nghị định 08/2022, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quy định tiêu chí và chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận. Tuy nhiên, đến nay Bộ này vẫn chưa ban hành được bộ tiêu chí sản phẩm vật liệu xây dựng xanh.

Đề xuất các giải pháp để tháo gỡ rào cản, ông Kế cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần phối hợp với các Bộ chuyên ngành xây dựng tiêu chí và chứng nhận Nhãn sinh thái cho từng sản phẩm do Bộ chuyên ngành quản lý. Các cơ quan này sẽ chủ động tích hợp phát triển vật liệu xanh trong các tiêu chuẩn, chương trình, kế hoạch phát triển ngành.

Cũng liên quan đến việc xây dựng bộ tiêu chí xanh nội địa, ông Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ Xây dựng đã đề xuất và được chấp thuận đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nội dung dãn nhãn đối với vật liệu xây dựng.

Mục tiêu cao nhất là đóng góp tích cực các giải pháp, các hoạt động tiết kiệm năng lượng, đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính và hướng đến Net zero vào năm 2050.

 
 
 

Chiều 18/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với đa số phiếu tán thành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Theo Luật vừa được thông qua, phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng thuộc danh mục phải dán nhãn năng lượng phải thực hiện dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, kinh doanh phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng, bao gồm cả trên nền tảng thương mại điện tử, phải thực hiện công bố, dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng sau khi thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về đo lường.

Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xây dựng, ban hành danh mục phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Đồng thời, hai bộ cũng quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng; quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng; hướng dẫn, công bố việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ; quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

Từ trước đến nay, việc đánh giá, chứng nhận vật liệu xây dựng xanh được thực hiện bởi Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) với chứng chỉ Lotus, Hội đồng Công trình xanh Singapore với chứng nhận GreenMark; Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ với chứng Leed; Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với chứng nhận Edge.

 

baoxaydung.vn
Tin tức liên quan :
  • Chênh lệch giá vật liệu xây dựng: Áp lực với nhà thầu, người dân 09:18 - 04/07/2025
  • Ấn tượng không gian trưng bày TASA Group tại Vietbuild 2025 04:22 - 03/07/2025
  • Vụ nhà thầu kêu cứu vì giá cát tăng "chóng mặt": Hàng chục mỏ không kê khai, công bố giá 03:22 - 03/07/2025
  • Đà Nẵng ra chỉ đạo nóng về thị trường vật liệu xây dựng sau sáp nhập 09:21 - 03/07/2025
  • Doanh nghiệp vật liệu xây dựng thiếu tiêu chí khi chuyển đổi Net Zero 09:10 - 03/07/2025
  • Chủ đầu tư, nhà thầu “oằn lưng” với giá vật liệu 09:58 - 30/06/2025
  • Hà Giang: Vật liệu xây dựng khan hiếm và giá tăng cao 09:43 - 30/06/2025
  • Bình Dương: Hồi sinh rác thải thành năng lượng xanh 09:34 - 30/06/2025
  • Chính sách – “Đòn bẩy” then chốt trong đổi mới vật liệu xây dựng 04:29 - 28/06/2025
  • SCG HOME - dựng xây tương lai từ những viên gạch đầu tiên 06:35 - 27/06/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6094611

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang