Con số khổng lồ này gây lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác cát đối với sông biển và dòng chảy trên toàn thế giới.
Gia tăng nhu cầu xây dựng – bùng nổ nhu cầu cát
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, có đến 50 tỉ tấn cát được khai thác, nạo vét và đánh cắp mỗi năm nhằm thỏa cơn khát xây dựng hạ tầng. Thế giới đang thiếu cát trầm trọng, bởi cát hiện là tài nguyên thiên nhiên được tiêu thụ nhiều thứ 2 chỉ sau nước. Đáng nói là, không phải cát nào cũng có thể sử dụng được. Do đó, các loại cát xây dựng đang bị con người khai thác triệt để, với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ bồi đắp tự nhiên.
Nguyên nhân chính cho cuộc khủng hoảng cát là tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Số người sống ở đô thị đã hơn gấp 4 lần kể từ năm 1950 lên khoảng 4,2 tỉ người vào năm 2018. Liên hợp Quốc dự đoán khoảng 2,5 tỉ người sẽ trở thành cư dân đô thị trong 3 thập niên tới.
Với Việt Nam, mặc dù mất đà tăng trưởng từ trước đại dịch Covid-19, nhưng thị trường xây dựng vẫn là điểm sáng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được định giá khoảng 60 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng hơn 8,71% trong giai đoạn 2022 - 2027.
Gần đây, một loạt các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam được triển khai đã và đang tạo ra xung lực mới cho các DN trong ngành phục hồi, tăng tốc. Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giúp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường vốn trong năm 2023, đồng thời cũng sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu có nhiều cơ hội phục hồi và phát triển.
Giai đoạn 2023-2024, dự kiến sẽ là 2 năm trọng điểm giải ngân trong chu kỳ đầu tư với nhiều dự án quy mô lớn được triển khai.
Năm 2023, nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách theo kế hoạch được Quốc hội giao là hơn 711.000 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch năm 2022. Ngoài ra, có thêm khoảng 147.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tổng cộng, chi tiêu Chính phủ dự kiến sẽ được mở rộng lên tới hơn 850.000 tỷ đồng dưới hình thức đầu tư công vào năm nay.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước đạt 3.000 km đường
|
“Trên địa bàn khu vực ĐBSCL đang triển khai đầu tư 8 dự án cao tốc và 5 dự án nâng cấp, mở rộng, xây mới các quốc lộ và cầu trên quốc lộ, với tổng mức đầu tư khoảng 112.600 tỷ đồng. Từ nay đến 2025, vật liệu cát cho các dự án cao tốc tại ĐBSCL cần khoảng hơn 47,8 triệu m³” - Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT.
|
cao tốc và 5.000 km vào năm 2030. Theo đó, mục tiêu của Chính phủ, lần lượt trong các năm 2022, 2023, 2024 sẽ có khoảng 361km, 148km, 128km đường cao tốc tại dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam được hoàn thành.
Thêm vào đó, 349km đường cao tốc tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 cũng sẽ đi vào vận hành lần lượt trong giai đoạn 2023 - 2025.
Năm 2023, Bộ Xây dựng cũng đặt chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng về xây dựng đạt 6,5 - 7%.
Hàng loạt những con số kể trên cho thấy, thời gian tới nhu cầu về hoàn thành các dự án hạ tầng sẽ kéo theo nhu cầu về cát xây dựng, san nền sẽ vô cùng lớn.
Cát tự nhiên ngày càng khan hiếm
Cát là một vật liệu không thể thiếu được trong xây dựng để sản xuất bê tông, vữa xây dựng, gạch không nung... Thực tế, tại Việt Nam nhu cầu về cát để phục vụ cho các công trình xây dựng luôn ở mức cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2015, nhu cầu sử dụng cát chỉ vào khoảng 92 triệu m3, nhưng năm 2020 nhu cầu này đã tăng lên đến 160 triệu m3. Trong khi đó, tổng tài nguyên cát của Việt Nam ước khoảng 2,3 tỷ m3, song chủ yếu là cát cho xây trát và san nền.
Cát cho sản xuất bê tông không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30% và tập trung chủ yếu ở một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Đồng Nai và Đồng Tháp.
Thống kê của Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam cho thấy, nước ta có 331 mỏ cát vàng với tổng trữ
|
“Theo số liệu điều tra, đến nay các cơ quan đã khoanh định được 9 vùng triển vọng cát biển làm vật liệu xây dựng loại A và 58 vùng loại B. Tuy nhiên, không phải cả 9 vùng này có thể khai thác được ngay. Mỗi vùng biển muốn khai thác cát trước tiên phải nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động đến môi trường sinh thái.” – Ông Nguyễn Văn Nguyên (Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam).
|
lượng khoảng 2.079,72 triệu m³. Nguồn cát chính cung cấp cho xây dựng chủ yếu tập trung ở các dự án được cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác các mỏ hoặc nạo vét khơi thông luồng lạch, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 đến 65% nhu cầu và cung cấp cho các thành phố, đô thị lớn.
Đối với cát san lấp, nhu cầu hàng năm cần từ 525 – 575 triệu m³. Nhưng, trên cả nước có 71 cơ sở khai thác cát san lấp được cấp phép với tổng công suất đạt 4,58 triệu m³/năm, mới đáp ứng được 1,5% nhu cầu hàng năm.
Như vậy, có thể thấy mỗi năm có khoảng từ 35 đến 40 triệu m3 hiện đang được sử dụng vào các công trình xây dựng, công trình giao thông thuộc diện không rõ nguồn gốc.
Chỉ tính nhu cầu san lấp trong giai đoạn này, tổng trữ lượng cát sông hiện tại đã không đáp ứng đủ. Việc cấp phép khai thác cát ở các mỏ hiện cũng rất hạn chế vì làm ảnh hưởng đến môi trường, biến đổi dòng chảy.
Với mức độ tiêu thụ cát xây dựng như vậy, nguồn tài nguyên cát sẽ sớm cạn kiệt và nguy cơ nước ta nhập khẩu cát xây dựng là điều đã được dự báo.
Cần một kế hoạch sử dụng vật liệu thay thế cát
Rõ ràng, nhu cầu về cát hiện đang rất lớn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp cát ngày càng cạn kiệt, do biến đổi khí hậu lượng mưa ngày càng ít đi, tình trạng chặt phá rừng hoặc chuyển đổi rừng sang trồng các cây khác; các nước thi nhau xây dựng đập thủy điện trên các con sông lớn như Mê Kông, sông Hồng đang chặn dòng chảy của lũ và cũng chính là nguồn cung cấp cát tự nhiên.
Liên Hợp Quốc đã báo động về cuộc khủng hoảng này khi ước tính 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong các đô thị vào năm 2050. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho làn sóng cư dân đô thị mới này sẽ càng đẩy mạnh nhu cầu về cát. Nếu không quản lý hiệu quả, sẽ không đủ cát đáp ứng và chắc chắn xây dựng sẽ không chỉ là ngành duy nhất bị tác động.
Trước mắt, cần phải đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu và phát triển để tìm những lựa chọn bền vững hơn thay thế cho các vật liệu xây dựng thông thường. Chẳng hạn, việc tạo ra các vật liệu thay thế cho bê tông (cát là thành phần chính trong bê tông) sẽ giúp giải quyết sự thiếu hụt cát và cắt giảm khí thải từ sản xuất bê tông, vốn chiếm khoảng 5% mức thải khí CO2 của thế giới.
Cùng đó, khẩn trương ban hành hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng cát nghiền để làm cơ sở pháp lý
|
“Nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của các dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam sử dụng trong năm 2023 và 2024 khoảng 18,5 triệu m3, trong khi hiện nay nguồn cung cấp tại các mỏ ở khu vực ĐBSCL chưa đáp ứng đủ”. |
nhằm phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu thay thế này.
Việc thay thế cát truyền thống để bình ổn thị trường và góp phần vào việc phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự nóng và có tính cấp thiết cao.
Như vậy, việc cấp bách và cần thiết hiện nay là dần hướng tới không dùng cát tự nhiên để san lấp, đồng thời nghiên cứu vật liệu khác để thay thế cát như: cát nghiền, tro xỉ,… Ngoài ra, phải có điều tra đánh giá tổng thể về trữ lượng cát nhiễm mặn và cát mỏ tại các tỉnh có tiềm năng như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La,…
Cát là một bài toán nan giải, nhưng lại không thể không giải khi chứng kiến những tác động nghiêm trọng mà nạn khai thác cát quá mức đang gây ra cho nền kinh tế và xã hội. Đó là một cuộc chiến lâu dài và đầy cam go, không kém cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.