• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

EU ra quy định mới, xuất khẩu sắt thép, xi măng của Việt Nam sẽ gặp khó?

Tin tức - Sự kiện 04:16 - 21/07/2021
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vừa được EU đề xuất ngày 14/7/2021, ban đầu sẽ áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa gồm: Xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện.
 
Ảnh: Nguyễn Thanh
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Ngày 11/3/2021, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon.

Ngày 14/7/2021, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất lập pháp về CBAM. Theo đề xuất, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2025. Điều này sẽ tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống cuối cùng được áp dụng vào năm 2026.

CBAM được EU đề xuất ngày 14/7 vừa qua, ban đầu sẽ áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa gồm: Xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện. Đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.

CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát trải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên.

Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa).

Theo Hội đồng Thương mại Thụy Điển, một số quốc gia nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi cơ chế này. Bởi thông qua số liệu nhập khẩu của EU và của Thụy Điển, việc nhập khẩu các sản phẩm có khả năng chịu sự điều chỉnh của cơ chế đang diễn ra mạnh mẽ và tập trung ở một vài quốc gia.

Dù không nằm trong danh sách “top” 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng trong một số lĩnh vực bị xem xét của EU, Việt Nam lại nằm trong “top” 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất vào Thụy Điển.

Bên cạnh CBAM của EU, Thụy Điển là quốc gia đi đầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có thể sẽ đưa ra các quy định và mức thuế riêng lên một số sản phẩm nhất định để bảo vệ môi trường.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đánh giá, để có ứng phó tốt với quy định mới này của EU trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… xuất khẩu sang thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.




haiquanonline.com.vn
Tin tức liên quan :
  • Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch đấu giá 18 mỏ khoáng sản 10:57 - 14/07/2025
  • Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng 10:50 - 12/07/2025
  • Khu công nghiệp Xanh: Muốn đạt NetZezo, các nhà máy phải “ăn chất thải” của nhau 10:34 - 12/07/2025
  • Gỡ nút thắt cho khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng các cơ chế đặc thù 10:28 - 12/07/2025
  • Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn? 03:10 - 11/07/2025
  • Đà Nẵng đề xuất phương án bình ổn nguồn cung cát sỏi 03:03 - 11/07/2025
  • Vì sao Quảng Ngãi tạm dừng đấu giá 18 mỏ khoáng sản? 02:53 - 11/07/2025
  • Cần loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu 05:10 - 10/07/2025
  • Vật liệu xây không nung vì sao chưa phổ biến? 09:42 - 10/07/2025
  • Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển VLXD trong giai đoạn mới” 03:26 - 09/07/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6119443

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang