• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Tác động của khan hiếm cát xây dựng và định hướng giải pháp thay thế cát tự nhiên

Tin tức - Sự kiện 04:46 - 17/07/2025
Tình trạng khan hiếm cát xây dựng đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ các dự án, mà còn đặt ra những thách thức lớn đối với ngành Xây dựng.
 
Tác động của khan hiếm cát xây dựng và định hướng giải pháp thay thế cát tự nhiên
Cát nghiền được xem là giải pháp hiệu quả thay thế cát tự nhiên trong công trình xây dựng.

Nguồn cung cạn kiệt và những bất cập trong quản lý khai thác

Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt cát xây dựng hiện nay đến từ nhiều yếu tố kết hợp. Trước hết, việc khai thác cát tự nhiên quá mức tại các dòng sông trong thời gian dài đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng nguồn cung, đồng thời gây ra hàng loạt hệ lụy về môi trường như sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy và phá vỡ cân bằng sinh thái khu vực.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, cấp phép khai thác và giám sát hoạt động khai thác cát vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ giữa các cấp, ngành và địa phương. Một số địa phương chưa chủ động trong quy hoạch, khiến nguồn cung cát xây dựng không đáp ứng được nhu cầu thực tế ngày càng gia tăng của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng lớn được triển khai cùng lúc.

Ngoài ra, các hành vi đầu cơ, tích trữ VLXD để trục lợi cũng góp phần đẩy giá cát tăng cao, tạo thêm áp lực chi phí cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công.

Tình trạng thiếu hụt cát kéo theo giá VLXD tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng, chất lượng công trình và khả năng triển khai đúng tiến độ của các dự án.

Theo ghi nhận tại một số địa phương, giá cát xây dựng đã tăng lên đến 700.000 đồng/m³, mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

Sự biến động giá này không chỉ ảnh hưởng đến các công trình quy mô lớn, mà còn khiến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp gặp khó khăn, tác động tiêu cực đến quyền tiếp cận nhà ở của người dân.

Đồng thời, việc thiếu cát còn dẫn đến nguy cơ sử dụng các loại cát không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền lâu dài của công trình.

Kết quả khảo sát của Cục Thống kê trong quý II/2025 cho thấy, 57,2% doanh nghiệp xây dựng cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao là rào cản lớn nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn 50% số doanh nghiệp lo ngại xu hướng tăng giá này sẽ tiếp diễn trong quý III. Đặc biệt, nhóm vật liệu cơ bản như đá, cát, sỏi, đất sét đã ghi nhận mức tăng trên 10% trong quý II do nguồn cung bị gián đoạn hoặc tạm ngừng khai thác.

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường VLXD, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các địa phương và doanh nghiệp.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tăng cường giải pháp quản lý, bình ổn giá VLXD, đặc biệt là các vật liệu đầu vào như cát, đá, xi măng.

Triển khai Công điện này, ngày 13/6/2025, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 5050/BXD-KHCNMT&VLXD về việc triển khai Công điện 85/CĐ-TTg năm 2025 tăng cường giải pháp quản lý, bình ổn giá VLXD tới UBND các tỉnh, thành phố…

Theo đó, các Sở Xây dựng địa phương cũng ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo triển khai Công điện số 85/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 5050/BXD-KHCNMT&VLXD của Bộ Xây dựng, trong đó một số cơ chế đặc thù được tiếp tục áp dụng tại các địa phương như: cho phép tiếp tục khai thác tạm thời tại một số mỏ đá, cát dù chưa hoàn tất thủ tục thuê đất, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách của các dự án trọng điểm quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn mang tính tạm thời, chưa giải quyết được căn cơ bài toán mất cân đối cung - cầu.

Thực tế cho thấy, việc đầu tư ồ ạt vào các dự án hạ tầng trong khi chưa có chiến lược dài hạn về quy hoạch và quản lý VLXD là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sức ép lên thị trường cát xây dựng hiện nay.

Cát nghiền - giải pháp thay thế bền vững và khả thi

Trong bối cảnh cát tự nhiên ngày càng khan hiếm, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đề xuất sử dụng cát nghiền (cát nhân tạo) như một giải pháp thay thế tiềm năng.

Cát nghiền được sản xuất từ các loại đá có cường độ cao như đá vôi, đá bazan, đá granite, đá cát kết, sỏi cuội... thông qua công nghệ nghiền sàng hiện đại.

Cát nghiền có nhiều ưu điểm: thành phần hạt đồng đều, ít tạp chất, độ mịn cao, giúp tăng khả năng kết dính trong hỗn hợp bê tông, nâng cao độ bền và khả năng chịu lực. Đặc biệt, loại vật liệu này có thể sản xuất tại chỗ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ, giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo nguồn cung ổn định cho các công trình.

Tại Hội nghị lấy ý kiến về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển VLXD, do Bộ Xây dựng tổ chức sáng 9/7, ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhấn mạnh, cần có chính sách ưu tiên trong sản xuất và sử dụng cát nghiền. Nếu được xử lý phù hợp, loại vật liệu này sẽ phát huy hiệu quả rất cao trong xây dựng.

Thực tế cho thấy, cát nghiền được sản xuất từ đá tự nhiên đã được sử dụng thành công trong các công trình lớn như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu - nơi không có sẵn nguồn cát tự nhiên, là minh chứng hiệu quả và tính khả thi cao.

Tuy nhiên, cát nghiền còn là vật liệu tái chế từ phế thải như: đá mạt, phế xây dựng, vật liệu khai thác mỏ; tro xỉ và thạch cao từ nhà máy nhiệt điện, hóa chất được chuyển đổi qua quy trình công nghệ để làm VLXD thay thế cát tự nhiên.

Do đó, trong bối cảnh khan hiếm VLXD ngày càng gia tăng, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng và cơ chế khuyến khích cho cát nghiền là cần thiết và cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy sản xuất và sử dụng rộng rãi loại vật liệu này trong các dự án xây dựng trên toàn quốc.

Như vừa qua, ngày 11/6, UBND Quảng Ninh ban hành Văn bản số 1642/UBND‑XDMT cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp nghiên cứu và ứng dụng sản xuất cát nghiền, cốt liệu từ đất đá mỏ, tro xỉ nhiệt điện và chất thải rắn xây dựng, cũng là một động thái tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giải bài toán nguồn vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để giải quyết được căn cơ bài toán về vật liệu cát trên địa bàn tỉnh, cần có một chiến lược bài bản với những yêu cầu về sản phẩm, sản lượng đầu ra cụ thể của cát nghiền…

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh quản lý hoạt động khai thác cát tự nhiên một cách bền vững, có trách nhiệm; hoàn thiện quy hoạch và cấp phép mỏ VLXD đồng bộ với tiến độ đầu tư xây dựng công trình; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp về sử dụng vật liệu thay thế thân thiện với môi trường.

Tình trạng khan hiếm cát xây dựng đang là thách thức nghiêm trọng đối với ngành Xây dựng và nền kinh tế nói chung. Để ứng phó hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư và ứng dụng các vật liệu thay thế như cát nghiền.

Việc phát triển nguồn VLXD mới không chỉ góp phần bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình mà còn là giải pháp căn cơ để phát triển ngành Xây dựng theo hướng bền vững, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường trong dài hạn.


tapchixaydung.vn
Tin tức liên quan :
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xi măng Việt Nam 04:41 - 17/07/2025
  • Trung Quốc áp tiêu chuẩn bắt buộc về tiêu thụ năng lượng tái tạo với thép, xi măng và polysilicon 04:26 - 17/07/2025
  • Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt 08:56 - 16/07/2025
  • Thanh Hóa sẽ có thung lũng gốm sứ 200 triệu USD 08:45 - 16/07/2025
  • SCG đồng hành tỉnh Saraburi tái sinh rác thải thành nhiên liệu 11:14 - 15/07/2025
  • Đồng Nai: 3 mỏ đá nâng công suất 50% theo cơ chế đặc thù để cung ứng cho sân bay, cao tốc 09:29 - 15/07/2025
  • Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch đấu giá 18 mỏ khoáng sản 10:57 - 14/07/2025
  • Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng 10:50 - 12/07/2025
  • Khu công nghiệp Xanh: Muốn đạt NetZezo, các nhà máy phải “ăn chất thải” của nhau 10:34 - 12/07/2025
  • Gỡ nút thắt cho khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng các cơ chế đặc thù 10:28 - 12/07/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6126745

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang