• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

SCG đồng hành tỉnh Saraburi tái sinh rác thải thành nhiên liệu

Tin tức - Sự kiện 11:14 - 15/07/2025
SCG tái sinh rác thải thành nhiên liệu trong nhà máy xi măng, đồng hành chính quyền tỉnh Saraburi (Thái Lan) hướng đến nền kinh tế tuần hoàn và "Thành phố Carbon thấp" đầu tiên.

Các nhà máy của đơn vị tại Saraburi đã thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch bằng chất thải rắn tái chế (RDF) và nhiên liệu sinh khối (biomass). Kết quả, mỗi năm khoảng 641.000 tấn sinh khối được sử dụng, giúp tránh phát thải tới 774.600 tấn CO2. Bên cạnh đó, 261.000 tấn RDF cũng được đốt thay nhiên liệu truyền thống, tương đương giảm thêm 381.000 tấn CO2.

Đại diện doanh nghiệp cho biết, sự chuyển dịch này giúp giảm gánh nặng môi trường, góp phần đáng kể vào mục tiêu trung hòa carbon của tỉnh và ngành công nghiệp xi măng. Đây cũng là kết quả nổi bật trong chiến lược ESG 4 Plus của SCG. Chiến lược này tập trung vào năm trụ cột: hướng đến phát thải ròng bằng không (Set Net Zero), phát triển xanh (Go Green), giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality), thúc đẩy hợp tác (Embrace Collaboration) và đảm bảo minh bạch, công bằng trong mọi hoạt động (Fairness and Transparency in all operations).

Nhà máy xi măng của doanh nghiệp tại tỉnh Saraburi, Thái Lan. Ảnh: SCG

Nhà máy xi măng của doanh nghiệp tại tỉnh Saraburi, Thái Lan. Ảnh: SCG

Tỉnh Saraburi nằm ở miền Trung Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 100 km về phía đông bắc. Địa phương được xem là trung tâm công nghiệp xi măng với công suất chiếm khoảng 80% toàn quốc. Do mức độ tập trung sản xuất cao, Saraburi phát sinh lượng khí thải lớn. Theo số liệu năm 2019, tổng phát thải khí nhà kính tại địa phương này đạt 22,1 triệu tấn CO2, trong đó, phần lớn đến từ lĩnh vực quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU), chiếm hơn 67%. Tiếp đến là năng lượng, giao thông vận tải và nông nghiệp, rác thải.

Trong bối cảnh Thái Lan cam kết giảm 40% phát thải vào năm 2030 và đạt trung hòa carbon vào năm 2050, các địa phương có quy mô phát thải lớn như Saraburi đóng vai trò quan trọng. Chính quyền tỉnh đã đặt mục tiêu cắt giảm 5 triệu tấn CO2 vào năm 2027. Trong đó, 3,5 triệu tấn đến từ lĩnh vực công nghiệp và sản phẩm xanh, 1,47 triệu tấn từ năng lượng và 0,01 triệu tấn tại mỗi lĩnh vực nông nghiệp và chất thải.

Để hiện thực hóa mục tiêu, địa phương xây dựng mô hình thí điểm (sandbox) "Thành phố Carbon thấp" với 5+1 trụ cột, phối hợp thực hiện giữa chính quyền, khu vực tư nhân, Hiệp hội Các nhà sản xuất xi măng Thái Lan (TCMA) và cộng đồng địa phương. Trụ cột chính là chuyển đổi rác thải thành nguyên liệu đầu vào hoặc năng lượng thay thế. Việc tận dụng rác thải theo hướng này giảm gánh nặng cho môi trường, hỗ trợ phát triển nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến mô hình sản xuất bền vững.

Mô hình thành phố Carbon thấp Saraburi và giải pháp tái sinh rác được SCG giới thiệu tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025. Ảnh: SCG

Mô hình thành phố Carbon thấp Saraburi và giải pháp tái sinh rác được SCG giới thiệu tại "Diễn đàn Thương mại Xanh 2025". Ảnh: SCG

Giải pháp tái sinh rác thải góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại "Thành phố Carbon thấp Saraburi" được SCG giới thiệu tại "Diễn đàn Thương mại Xanh 2025" do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp UBND TP HCM tổ chức.

Đây là ví dụ tiêu biểu trong việc hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn thông qua chiến lược ESG 4 Plus. Tại Việt Nam, SCG đang tích cực hợp tác với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và các bên liên quan nhằm phát triển vòng đời mới cho rác thải. Tập đoàn đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác công - tư với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các doanh nghiệp như Dow Vietnam, Unilever Vietnam. Mục tiêu là xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa.

Trong ba năm liên tiếp (2022, 2023 và 2024), SCG tham gia Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường - nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì. Thông qua đó, doanh nghiệp góp phần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE).

Tại địa phương, SCG tích cực hợp tác với chính quyền TP Vũng Tàu (cũ) và các đơn vị liên quan triển khai các dự án phân loại rác tại nguồn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, thúc đẩy thói quen tiêu dùng bền vững trong cộng đồng. Tập đoàn cũng thường xuyên công bố báo cáo bền vững, đánh giá vòng đời sản phẩm và triển khai mô hình quản lý rác tại nguồn.

Ngoài các sáng kiến môi trường, các đơn vị thành viên của SCG tại Việt Nam cũng đang đẩy mạnh sản xuất xanh, thông qua việc ứng dụng năng lượng tái tạo và công nghệ bền vững. Nhiều nhà máy chuyển sang sử dụng sinh khối (biomass), lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải, hệ thống điện mặt trời mái nhà (solar roof) nhằm giảm phát thải carbon. Tập đoàn cũng phát triển loạt sản phẩm xanh như xi măng low carbon, bao bì thân thiện môi trường và ống nhựa bền vững.

Theo đại diện SCG, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero. SCG mong muốn trở thành đối tác lâu dài, không chỉ cung cấp sản phẩm xanh mà còn cùng kiến tạo các mô hình và giải pháp thực tiễn cho cộng đồng và nền kinh tế.

 

vnexpress.net
Tin tức liên quan :
  • Đồng Nai: 3 mỏ đá nâng công suất 50% theo cơ chế đặc thù để cung ứng cho sân bay, cao tốc 09:29 - 15/07/2025
  • Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch đấu giá 18 mỏ khoáng sản 10:57 - 14/07/2025
  • Cơ hội lớn cho ngành vật liệu xây dựng 10:50 - 12/07/2025
  • Khu công nghiệp Xanh: Muốn đạt NetZezo, các nhà máy phải “ăn chất thải” của nhau 10:34 - 12/07/2025
  • Gỡ nút thắt cho khoáng sản làm vật liệu xây dựng bằng các cơ chế đặc thù 10:28 - 12/07/2025
  • Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn? 03:10 - 11/07/2025
  • Đà Nẵng đề xuất phương án bình ổn nguồn cung cát sỏi 03:03 - 11/07/2025
  • Vì sao Quảng Ngãi tạm dừng đấu giá 18 mỏ khoáng sản? 02:53 - 11/07/2025
  • Cần loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu 05:10 - 10/07/2025
  • Vật liệu xây không nung vì sao chưa phổ biến? 09:42 - 10/07/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6121315

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang