• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Kiến trúc Nhật Bản – Vật liệu nào thay thế cho tường xây gạch

Sản phẩm 11:31 - 30/01/2019
Chúng ta đã biết công trình kiến trúc Nhật Bản không sử dụng tường xây gạch và sẽ cùng tìm hiểu xem họ sử dụng vật liệu gì thay cho gạch xây.

Hình ảnh tòa chung cư 45 tầng do Tập đoàn Obayashi thi công(*)
Tùy vào quy mô, tính chất và công năng của công trình, nhà thiết kế sẽ đưa ra giải pháp cấu tạo, công nghệ thi công và ứng với mỗi giải pháp đó là giải pháp vật liệu tương ứng. Ở đây sẽ đi sâu vào công trình chung cư cao tầng vì nó được xây dựng nhiều nhất, nhận được sự quan tâm và ảnh hưởng đến nhiều người nhất.
Ở Nhật Bản, chung cư cao tầng thường được xây dựng theo 2 giới hạn độ cao như sau: Một là chung cư có chiều cao dưới 15 tầng, đây là loại chung cư được xây dựng nhiều nhất và sử dụng công nghệ bê tông đổ tại chỗ. Hai là chung cư cao trên 30 tầng, được xây dựng ở các khu trung tâm và gần ga tàu điện. Các chung cư cao trên 30 tầng sử dụng công nghệ bê tông lắp ghép cho tất cả các cấu kiện (riêng sàn sẽ đổ bù lớp trên và lõi đổ tại chỗ). Và một điểm giống nhau của cả 2 loại chung cư này là không sử dụng gạch xây.
Ở mặt biên của các công trình, chỉ có kết cấu bê tông, vách cửa kính và các tấm kim loại không gỉ. Kết cấu bê tông có thể là cột biên, dầm biên, tường, vách bê tông và lan can. Tường bê tông thì có thể là tường chịu lực (có độ dày từ 18 cm trở lên) hoặc tường không chịu lực có độ dày từ 15 cm đến 18 cm. Đối với tường không chịu lực thì phải bố trí khe chống nứt ở biên dưới và 2 biên tiếp giáp cột.
Đối với các bức tường nằm trong ban công, đây là nơi vẫn có thể tiếp xúc với mưa, nắng ở cường độ thấp, người ta có thể dùng tường bê tông không chịu lực hoặc dùng tấm bê tông nhẹ dày 100, kích thước 600 x chiều cao thông thủy tầng để lắp ghép và khi dùng tấm bê tông nhẹ (450~550 kg/m3) thì cần đổ chân bê tông cách ẩm.
Các bức tường ngăn bên trong công trình hầu hết là sử dụng vách thạch cao. Tùy vào tính chất và công năng mà sử dụng các vách thạch cao có kích thước và cấu tạo khác nhau. Tường ngăn giữa các căn hộ thường là vách thạch cao chống cháy cách âm và thường có chiều dày 140 mm. Tường ngăn giữa các phòng trong căn hộ thường là vách thạch cao có chiều dày 90 mm có cấu tạo cách âm, cách nhiệt, chịu nước hoặc không tùy theo vị trí sử dụng.
Như vậy câu hỏi đặt ra là tường nhà tắm của Nhật Bản thì dùng vật liệu gì để đảm bảo khả năng chống thấm? Ngày nay, hầu hết các công trình của Nhật Bản đều sử dụng nhà tắm nhựa chế tạo sẵn thành 2~3 tầng, chỉ việc đặt vào và chồng lên nhau là thành một nhà tắm mà không sợ thấm, ẩm. Đối với các căn hộ độc thân, họ có thể sử dụng nhà tắm liền bồn cầu và chậu rửa mặt. Đối với căn hộ gia đình họ sẽ bố trí bồn cầu 1 phòng riêng và chậu rửa mặt ở ngoài nhà tắm.
Như vậy, tường xây trong kiến trúc Nhật Bản cũng chỉ sử dụng những vật liệu mà chúng ta đã biết mà thôi. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố như chất lượng vật liệu, giải pháp cấu tạo, quy trình và biện pháp thi công…
kientrucnhatban.net
Tin tức liên quan :
  • Sản xuất thành công loại gỗ xây dựng cứng hơn cả thép, lửa không thể đốt 10:09 - 17/05/2025
  • Shades of Beige - Khi sắc độ trung tính lên ngôi trong thiết kế nội thất hiện đại 10:41 - 12/05/2025
  • Máy nghiền đá xây dựng hiệu quả cao – Giải pháp tối ưu cho công trình hiện đại 10:53 - 09/05/2025
  • Các nhà khoa học tạo ra gạch tự làm mát tòa nhà 09:16 - 08/05/2025
  • Tôn cách nhiệt chống nóng có những loại nào và giá bán ra sao? 08:51 - 08/05/2025
  • Thổi hồn vào kiến trúc với gạch khổ lớn Viglacera 05:02 - 05/05/2025
  • Các loại vật liệu chống nóng mái nhà phổ biến nhất hiện nay 04:55 - 05/05/2025
  • Công trình ven biển và nhiễm phèn: Nên chọn loại xi măng nào để không lo xuống cấp? 05:04 - 27/04/2025
  • Kết nối công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng hiện đại 06:04 - 24/04/2025
  • Các mẫu gạch bông được ưa chuộng và cách ứng dụng khiến không gian “lột xác” 10:05 - 19/04/2025

Thông báo

  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025
  • Thông báo kết nạp Hội viên mới

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 5974462

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang