• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng

Sản phẩm 03:55 - 09/07/2025
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cùng các cơ quan có liên quan đang tìm thêm nguồn cát phục vụ nhu cầu xây dựng, đồng thời hạ nhiệt “cơn sốt” giá vật liệu trên thị trường.
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng

Phụ thuộc nguồn cung bên ngoài

Tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng đang gây ra nhiều khó khăn cho các dự án, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công các dự án đầu tư công, đầu tư tư nhân, cũng như công trình xây dựng của người dân tại Đà Nẵng. Nguyên nhân là nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu; đặc biệt, nhiều mỏ cát, đất, đá tại Đà Nẵng hết thời hạn khai thác, hoặc đã khai thác đến giới hạn trữ lượng. Theo chính quyền TP. Đà Nẵng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không có giải pháp xử lý căn cơ, thì có thể ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng công nghiệp - xây dựng và mục tiêu tăng trưởng của Đà Nẵng trong năm 2025.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, trong giai đoạn 2021 -2030, Đà Nẵng không có quy hoạch mỏ cát nào. Nguồn cát cung cấp cho các công trình, dự án phụ thuộc hoàn toàn vào các mỏ cát ở ngoài khu vực thành phố.

Theo tính toán của Sở Xây dựng Đà Nẵng, lượng cát phục vụ xây dựng các công trình, dự án đầu tư công trong năm 2025 trên địa bàn Đà Nẵng ước khoảng 45.000 m3. Cùng với đó, trong 5 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thành phố có 11 cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm cung cấp cho toàn thị trường Đà Nẵng (tăng 25% so với cùng kỳ). Ông Nam cho biết, dự kiến từ nay đến cuối năm 2025, Đà Nẵng cần khoảng 797.000 m3 bê tông thương phẩm phục vụ cho tất cả các công trình, tương ứng nhu cầu cát cần cung ứng là 440.000 m3. Như vậy, tổng khối lượng cát mà Đà Nẵng cần trong thời gian tới dự kiến khoảng 450.000 - 500.000 m3.

Nghiên cứu vật liệu thay thế

Vừa qua, Sở Xây dựng Đà Nẵng cùng các cơ quan có liên quan đã nghiên cứu nguồn cung cát tại một khu vực ở Hòa Vang với trữ lượng 120.000 m3. Qua kiểm nghiệm, cát ở đây đủ tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu xây dựng, song do chưa có quy hoạch, nên chưa có cơ sở để thực hiện việc này. “Chúng tôi đã báo cáo UBND Thành phố để có ý kiến với Sở Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu khu vực có trữ lượng cát này để đưa vào quy hoạch", ông Nam cho hay.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng đã tham mưu UBND Thành phố có văn bản đề nghị phối hợp giải quyết tình trạng khan hiếm và bình ổn giá cát trên thị trường. Theo ông Nam, từ trước tới nay, Đà Nẵng chủ yếu sử dụng cát từ mỏ cát Pha Lê và mỏ cát ở Đại Lộc (thuộc tỉnh Quảng Nam trước khi sáp nhập).

Thời gian qua, mỏ cát Pha Lê dừng hoạt động do nhiều vướng mắc, nguyên nhân khác nhau. Mới đây, mỏ này hoạt động trở lại, nhưng sản lượng cát vẫn chưa đủ đáp ứng cho thị trường Đà Nẵng. Ông Nam cho biết, trong thời gian tới, Sở Xây dựng Đà Nẵng sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành để ổn định nhu cầu cát trên địa bàn.

Về lâu dài, ông Nam cho rằng, cần có giải pháp khuyến khích đầu tư các dây chuyền sản xuất cát công nghiệp từ Đá xây dựng, để tránh phụ thuộc vào cát tự nhiên. Cùng với đó, cần nghiên cứu đề tài về cát nhiễm mặn sử dụng làm vật liệu xây dựng. Mặt khác, sau khi sáp nhập, đơn vị chức năng cần rà soát, báo cáo, đề xuất phương án bổ sung về bảo vệ, thăm dò, khai thác khoáng sản để đảm bảo đủ lượng cát phục vụ xây dựng công trình, dự án cho TP. Đà Nẵng.

Ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng (trước khi sáp nhập) nhận định, việc nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế khoáng sản tự nhiên đã có chính sách, nhiều nơi cũng đã làm, vì vậy, khi Đà Nẵng trở thành thành phố lớn, áp lực về nguồn cung Cát xây dựng sẽ giảm bớt.

cafeland.vn
Tin tức liên quan :
  • Kyrgyzstan: Dùng trấu thay xi măng trong xây dựng 03:51 - 09/07/2025
  • Kính kiến trúc công nghệ cao - giải pháp cho công trình hiện đại 11:46 - 09/07/2025
  • Máy nghiền đá xây dựng - Giải pháp cho công trình hiện nay 05:06 - 03/07/2025
  • Gạch hiệu ứng ánh sáng từ Milan: “Mốt” mới trong ngành vật liệu nội thất 04:26 - 03/07/2025
  • V-FRC tiên phong ứng dụng bê tông cốt sợi hiệu suất cao tại Việt Nam 05:48 - 27/06/2025
  • Keo chít mạch 2 thành phần đang dần thay thế xi măng 05:27 - 09/06/2025
  • Sơn ngoại thất tự làm sạch – Bí quyết đằng sau các dinh thự đẳng cấp 03:41 - 06/06/2025
  • Trang trí phòng tắm mùa hè 2025: Bí quyết tạo không gian tươi mát và hiện đại 08:44 - 01/06/2025
  • Gạch hiệu ứng ánh sáng: Bước đi khẳng định vị thế của Vietceramics 03:56 - 31/05/2025
  • Lợi ích của tấm bê tông nhẹ ALC trong xây dựng 03:20 - 29/05/2025

Thông báo

  • MỜI THAM DỰ HỘI THẢO “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 6113917

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang