• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • |
    • Điều lệ Hội VLXDVN
    • |
    • Danh sách Ban chấp hành-Đoàn chủ tịch
    • |
    • Danh sách Hội viên
    • |
    • Hồ sơ xin gia nhập Hội VLXDVN
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • |
    • Hội thảo - Hội chợ
    • |
    • Thị trường VLXD
  • Khoa học - Công nghệ
    • Sản phẩm
    • |
    • Công nghệ
  • Văn bản pháp luật
    • Luật - Nghị định
    • |
    • Quyết định - Thông tư
    • |
    • Tiêu chuẩn
  • Thông tin doanh nghiệp
    • Hoạt động của hội viên
    • |
    • Dành cho hội viên
  • Hỏi đáp
    • Gửi câu hỏi
    • |
    • Câu hỏi đã trả lời
  • Liên hệ

Hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn tương đồng với các nước tiên tiến giúp sản phẩm của Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường khó tính

Tiêu chuẩn 10:02 - 22/12/2020
Theo ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - CONINCO: Nếu Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn tương đồng với các nước đối tác tiên tiến, các tiêu chuẩn Việt Nam đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các nước tiến tiến thì các sản phẩm Việt Nam dễ dàng thâm nhập các thị trường khó tính.

PV: Xin ông cho biết vai trò của hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn trong tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?

Ông Nguyễn Lương Bình: Tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bắt buộc phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định của tổ chức này. Trong đó, riêng lĩnh vực khoa học và công nghệ được điều chỉnh bởi các hiệp định như TRIPS (về sở hữu trí tuệ), TBT (hàng rào kỹ thuật trong thương mại), SPS (an toàn và vệ sinh động, thực vật).

Để chuẩn bị gia nhập WTO, năm 2006 Việt Nam đã có Luật số 68/2006/QH11 về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật này cũng được sửa đổi và bổ sung bằng Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018, đã chỉ rõ: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng…

Trong xuất nhập khẩu, có thể hiểu nếu quy chuẩn kỹ thuật như một rào cản kỹ thuật phù hợp với hiệp định TBT để tự vệ chính đáng, quy chuẩn kỹ thuật sẽ tập hợp các yêu cầu mang tính giới hạn (trên hoặc dưới) các mức, chỉ tiêu kỹ thuật hoặc viện dẫn đến các tiêu chuẩn hiện hành, các yêu cầu quản lý, thì tiêu chuẩn tuy tự nguyện áp dụng nhưng nó phản ánh trình độ khoa học công nghệ của một quốc gia và đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của quốc gia đó.

Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc xây dựng tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn quốc tế và khu vực là tất yếu. Nếu Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn tương đồng với các nước đối tác tiên tiến, các tiêu chuẩn Việt Nam đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các nước tiến tiến thì các sản phẩm Việt Nam dễ dàng thâm nhập các thị trường khó tính.

he thong tieu chuan quy chuan tuong dong voi cac nuoc tien tien giup san pham cua viet nam de dang tham nhap thi truong kho tinh
Ông Nguyễn Lương Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng - CONINCO

PV: Đối với riêng lĩnh vực xây dựng thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Lương Bình: Được biết, tới năm 2020, Việt Nam có hơn 12.000 tiêu chuẩn, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam ở mức tương đối cao (năm 2019 đạt tới 54%), trong đó lĩnh vực có tỷ lệ hài hòa với quốc tế cao nhất là điện - điện tử và thực phẩm (>80%).

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có tới gần 1.600 tiêu chuẩn Việt Nam và theo kế hoạch 2020 - 2030, dự kiến chuyển đổi hơn 1.000 tiêu chuẩn Việt Nam từ nền tảng tiêu chuẩn Liên xô (Liên bang Nga) sang nền tảng tiêu chuẩn châu Âu. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng của Việt Nam chưa cao. Nếu hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp tạo nền tảng chất lượng vững chắc, giúp cộng đồng doanh nghiệp khẳng định vị thế, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

PV: Thời gian qua, tại CONINCO, việc áp dụng những giải pháp về tiêu chuẩn quy chuẩn vào quy trình sản xuất đã đem lại những kết quả tích cực như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Lương Bình: Thứ nhất, giúp chúng tôi giảm chi phí thông qua cải thiện hệ thống và các quá trình tăng khả năng cạnh tranh. Với quy mô Công ty tư vấn lớn với hơn 1.000 người, gồm hơn hai mươi đơn vị, chi nhánh, phòng ban và nhiều Công ty nhượng quyền thương mại, Công ty liên kết, CONINCO đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 từ năm 2001. Các quy trình quản lý, các tài liệu mẫu dựa trên các tiêu chuẩn quy chuẩn và các quy định Nhà nước đã được ban hành và cập nhật hàng năm. Các hoạt động trên đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong hệ thống CONINCO có thể nhanh chóng, kịp thời và thống nhất khi hoạt động tư vấn. Hiệu quả thực tế, hàng năm CONINCO ký và triển khai tới 500 hợp đồng tư vấn.

Thứ hai, việc đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và thống nhất các yêu cầu của khách hàng và các sản phẩm tư vấn được kiểm soát theo quy trình ISO 9001 cũng góp phần tăng sự tin cậy của khách hàng.

Thứ ba, ngoài các dự án có vốn đầu tư trong nước, để tham gia các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, CONINCO phải thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các tiêu chuẩn, yêu cầu của các tổ chức, nhà đầu tư Anh, Mỹ, Nhật Bản… từ đó tiếp cận được một số dự án có nguồn vốn ODA và FDI trong nước và bước đầu tham gia dự án nguồn vốn ODA tại Lào.

Thứ tư, CONINCO cũng đã chủ động cử cán bộ tham gia tập huấn, nghiên cứu QC 09/2017/BXD và trực tiếp áp dụng cho dự án trụ sở CONINCO, dự án này đã được Bộ Xây dựng và Chương trình pháp triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam cấp Chứng nhận: Ghi nhận nỗ lực triển khai giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong các hoạt động thiết kế và thi công công công trình. Ngoài ra với các dự án gần đây với vai trò tham gia thiết kế, lập dự án, CONINCO đã đưa ra các đề xuất các nội dung như sử dụng vật liệu, giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.

Ngoài ra việc tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn, các yêu cầu về quản lý Nhà nước trong hoạt động xây dựng luôn là căn cứ, cơ sở cho các hoạt động tư vấn của CONINCO cũng góp phần tăng cường chất lượng cho các dự án CONINCO tham gia. CONINCO cũng là doanh nghiệp tư vấn tham gia tích cực trong việc biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn quy chuẩn, chủ động biên soạn các tiêu chuẩn cơ sở của CONINCO.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

baoxaydung.com.vn
Tin tức liên quan :
  • TCVN 14136:2024 về tro bay làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng 04:16 - 07/05/2025
  • Phương pháp phân loại đất, đá xây dựng 06:20 - 01/04/2025
  • QCVN 40:2025/BTNMT - Quy chuẩn mới về nước thải công nghiệp 11:12 - 13/03/2025
  • Doanh nghiệp cần lưu ý gì với QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí 03:44 - 07/02/2025
  • Yêu cầu kỹ thuật về độ chịu lửa, bao gói của xi măng alumin theo tiêu chuẩn 10:02 - 06/02/2025
  • Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12057:2023 Chất thải - Phương pháp xác định tính ổn định 09:19 - 25/12/2024
  • TCVN 13959-1:2024 nguyên lý thử nghiệm độ bền uốn của kính xây dựng 08:41 - 18/12/2024
  • TCVN 7569:2022 về yêu cầu kỹ thuật, ghi nhãn đối với xi măng alumin 11:49 - 13/10/2024
  • TCVN 14135-5:2024 xác định thành phần hạt của cốt liệu bằng phương pháp sàng vật liệu đã sấy khô 09:41 - 30/08/2024
  • TCVN 13907:2024 yêu cầu kỹ thuật của xỉ hạt phốt pho lò điện nghiền mịn dùng cho xi măng và bê tông 09:33 - 26/06/2024

Thông báo

  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN, HIỆN ĐẠI CHO XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG"
  • Thông báo (lần thứ hai) vê việc tổ chức Hội thảo chuyên đề: “CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH”
  • THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO CHỦ ĐỀ "CÔNG NGHỆ MỚI, THIẾT BỊ TIÊN TIẾN HIỆN ĐẠI PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG XANH“
  • THÔNG BÁO CỦA HỘI VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO NĂM 2025
  • Thông báo kết nạp Hội viên mới

Video Clip

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG MỚI

ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hội thảo khởi động - BMF2019 (20/08/2019)

LIÊN KẾT WEBSITE

  • HV

Thống kê

Lượt truy cập: 5947306

© Cơ quan chủ quản: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam VABM

- Tổng biên tập: TS Thái Duy Sâm, Tổng thư ký VABM

- Ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dist., Hà nội

- Tel: 84-4-3858 4949 Fax 84-4-35576902

- Email: hoivlxdvn@fpt.vn

Lên đầu trang